05/06/2020
Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021
Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020 - 2021
Phụ lục 03
TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI BẮC
HỘI ĐỒNG LỰA CHỌN SGK LỚP 1
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Bắc,
ngày 03 tháng 4 năm 2020
|
BIÊN BẢN
TỔNG HỢP KẾT QUẢ LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1
NĂM HỌC 2020 – 2021
Hội đồng lựa chọn trường tiểu học Hải Bắc
I. Thành phần
1. Chủ tịch hội đồng: Bà
Nguyễn Thị Khuyên – Hiệu trưởng
2. Phó chủ tịch hội đồng: BàTrần Thị Phương –
Phó hiệu trưởng
3. Thư ký hội
đồng: Bà Lê Thị Minh Thảo – GV
– TT Tổ 1
4. Các ủy viên
gồm:
Bà: Vũ Thị Liễu
|
TP Tổ 1
|
Bà: Trần Thị Hoa
|
CT Công đoàn - TT Tổ 2+3
|
Bà: Nguyễn Thị Hương
|
GV lớp 1
|
Ông: Mai Văn Thiện
|
GV Thể dục
|
Ông: Nguyễn khanh Khái
|
GV Thể dục
|
Ông Đỗ Văn Hưởng
|
GV Mĩ thuật
|
Bà: Nguyễn Thị Nhự
|
GV Âm nhạc
|
Ông: Bùi Văn Phụ
|
Hội trưởng hội CMHS toàn trường
|
II. Thời gian: 8h ngày 03 tháng 4 năm 2020 .
III. Địa điểm: Văn phòng trường
Tiểu học Hải Bắc
NỘI DUNG
1. Chủ tịch hội đồng triển khai, phân công nhiệm vụ
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của
Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Căn cứ
Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/01/2020 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo (GDĐT). Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục
phổ thông;
Căn cứ Quyết định số 667/QĐ-UBND ngày
27/3/2020 của UBND tỉnh Nam Định Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách
giáo khoa lớp 1 trong các trường tiểu học năm học 2020-2021 trên địa bàn tỉnh
Nam Định, để việc
lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 đúng quy định.
Căn cứ Quyết định
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1 để
lựa chọn mỗi môn học 01(một) đầu sách phù hợp nhất với địa phương, nhà trường.
Hội đồng lựa chọn
sách Lớp 1 tiến hành nghiên cứu, thảo luận, tổng hợp đánh giá sách giáo khoa để
lựa chọn Sách giáo khoa lớp 1, năm học 2020 -2021.
2. Quá trình làm việc:
Nghiên cứu, thảo luận, tổng hợp đánh giá 5
bộ sách lớp 1 trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Bộ Cánh Diều + Bộ Kết
nối tri thức với cuộc sống Bộ Cùng học để phát triển năng lực + Bộ Vì sự bình
đẳng và dân chủ + Bộ Chân trời sáng tạo).
Từ đó tổng hợp những điểm phù hợp, không
phù hợp của từng môn trong từng bộ sách. Nội dung trao đổi trong các buổi làm
việc của các đồng chí trong tổ được ghi lại ở từng môn học trong từng bộ sách.
3. Kết quả thảo luận, đánh giá sách
giáo khoa
STT
|
Tên sách
|
Tác giả
(Tổng chủ
biên/chủ biên)
|
Những điểm phù hợp
|
Những điểm không phù hợp
|
1
|
T Việt 1
|
Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên),
|
Nội
dung và hình thức sách giáo khoa không trái với quy định của pháp luật Việt
Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm.
+
Hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp
với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
+ Các bài
học tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học lấy học sinh làm trung tâm; khuyến khích học sinh
tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy tiềm năng của mỗi học
sinh
|
+
Tên bài học không nên đưa chữ in hoa vào sẽ tao cảm giác rối cho học sinh.
+ Phần nối chữ (Ví dụ: Bài
14: ch; bài 27: vẽ, xe; bài 31: an, ăn, ân…) nối chưa phù hợp, chưa đảm bảo đặc
trưng của nét cơ bản.
+ Bài 62: iêc, iên, iêp
Bài 63: iêng, iên, yên.
Kiến thức quá
nặng ở phần bài mới.
|
2
|
T Việt 1
|
Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên),
|
+ Kiến thức phù hợp với học
sinh.
+ Số lượng tiếng trong bài
đọc ứng dụng phù hợp với học sinh.
+ Kênh hình sinh động, hấp
dẫn.
+ Phần viết có mẫu chữ, kẻ
ô li rõ ràng.
+ Mỗi bài có
thêm cột ghi các vần, giúp học sinh củng cố lại các vần đã học dễ dàng hơn.
|
+ Với những bài phải học 3
vần. Ví dụ: Bài 3: oanh, uynh, uych kiến thức nặng với học sinh.
+ Nội dung của một số bài tập
đọc còn hơi dài.
VD: Bông hoa niềm vui, chợ
hoa ngày tết ở Hà Nội.
-
Phần cấu tạo tiếng chưa rõ, chưa giúp HS dễ nhận biết cách đánh dấu thanh.
-
Số lượng tranh kể chuyện nhiều, nội dung kể chuyện khó.
|
3
|
T Việt 1
|
Nguyễn Thị Hạnh (Chủ biên),
|
+ Các thuật ngữ, khái niệm,
định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất
quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn
gốc rõ ràng.
+ Ngôn ngữ trong sáng, dễ
hiểu. Các quy định về chính tả,
các chữ viết, các kí hiệu đúng theo quy định của Bộ, thể hiện chính xác nội
dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
+ Tranh ảnh
phù hợp với nội dung bài học.
|
+
Vở tập viết chưa phù hợp ở số lượng viết (Viết ít, chưa đủ thực hành đối với
trẻ mới tập viết)
+
Phần làm quen có tô từ, viết tên là quá khó với học sinh ở giai đoạn mới học.
+ Yêu cầu hơi cao so với nội
dung chương trình.
+ Thời lượng 5 tuần cho phần
học âm hơi ngắn.
+ Các bài học thể hiện
đúng, đủ, rõ mức độ nhưng yêu cầu hơi cao.
+ Bài 1e yêu cầu đọc là chưa phù hợp với
trình độ học sinh đầu năm. Bài 1a học tất cả các dấu thanh là quá nặng trong
bài đầu tiên.
+ Kênh chữ nhiều, kênh hình
ít, không phong phú
- Bài 4- trang 8: Tô nét
không đúng với cỡ chữ. Phần nối chữ tập viết không bảo tồn được đặc trưng của
nét cơ bản.
|
4
|
T Việt 1
|
Đỗ Việt Hùng (Tổng Chủ biên), Lê Phương Nga (Chủ biên),
|
+
Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm
chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu,
sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.
+ Cấu trúc sgk có đủ các thành phần cơ bản.
+
Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa bao gồm các thành phần cơ bản sau:
mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.
+
Ngôn
ngữ trong sáng, dễ hiểu.Các quy định
về chính tả, các chữ viết, các kí hiệu đúng theo quy định của Bộ, thể hiện
chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
+ Tranh, ảnh, bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ trong
sách giáo khoa rõ ràng, chính xác, cập nhật, có tính thẩm mỹ, phù hợp với nội
dung bài học, lứa tuổi học sinh và chỉ rõ nguồn trích dẫn
|
- Tuần 2-bài 6 đưa các âm
chưa học vào để tạo tiếng là chưa phù hợp. Đặc biệt học sinh vùng nông thôn,
miền núi…thì lại càng khó khăn
- Phần đầu (Tuần 1 và tuần
2) học 3 âm trong một bài là hơi nặng
|
5
|
T Việt 1
|
Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên),
|
-Sách
mang cuộc sống vào bài học– Đưa bài học vào cuộc sống.
-Thiết
kế bắt mắt ,chú trọng yêu cầu giảm tải, có bảng tra cứu từ ngữ theo số trang.
-Mỗi
bài chỉ học 2 chữ cái hoặc 2 vần vừa sức với học sinh ,việc học mỗi vần đều bắt
đầu từ một từ khoá chỉ những sự vật quen thuộc đối với học sinh. Đặc biệt ở
phần luyện tập tổng hợp SGK mới có thêm các giờ tự đọc sách ở lớp ,ở thư viện
và các hoạt động trải nghiệm.
Có
góc sáng tạo, HS được viết sáng tạo theo ý mình trong tình huống cụ thể.
-
Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương
trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết
thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- Các bài học thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ đáp
ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh và yêu cầu về đánh
giá kết quả giáo dục được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo
dục, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết quả giáo dục.
- Ngôn ngữ trong sáng, dễ
hiểu. Các quy định về chính tả, các chữ viết, các kí hiệu đúng theo quy định
của Bộ, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi học
sinh.
Tranh,
ảnh, bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ trong sách giáo khoa rõ ràng, chính
xác, cập nhật, có tính thẩm mỹ, phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi học
sinh và chỉ rõ nguồn trích dẫn.
|
- Nên bổ sung cấu trúc tiếng(Gồm
2 phần: Phần đầu và phần vần) để cho học sinh nắm bắt cấu trúc ngữ âm ngay từ
đầu.
|
6
|
Toán 1
|
Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên),
|
Nội
dung và hình thức sách giáo khoa không trái với quy định của pháp luật Việt
Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm.
+
Hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp
với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
+
Các bài học tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy học sinh làm trung tâm; khuyến khích học
sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy tiềm năng của mỗi học
sinh.
|
+ Một số bài học cần có
hình ảnh minh họa cụ thể, nhất là những bài toán có lời văn học sinh mới được
tiếp xúc.
|
7
|
Toán 1
|
Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên), Khúc Thành Chính (Chủ biên),
|
+
Nội dung kiến thức phù hợp với học sinh
+
Kênh chữ, kênh hình phù hợp giúp học sinh dễ dàng tiếp
thu kiến thức mới.
+ Nội dung kiến
thức bài học tích hợp được một số môn học khác, gắn liên với cuộc sống hàng
ngày của học sinh.
+ Sách có nhiều hoạt động thực hành,
nhiều trò chơi toán học và tăng cường kĩ năng hoạt động nhóm
|
- Phần
lập số đến 10 nhiều bài số quá to gây rối mắt cho HS (Ví dụ bài trang 35).
- Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10, 100 có số tiết ít, không rõ từng bảng
công, không có tiết luyện tập xen kẽ để HS củng cố kiến thức.
- Cấu trúc một bài có quá nhiều bài tập làm cho HS khó nhớ kiến thức trọng
tâm bài.
- Cách bố trí tranh ảnh chưa hợp lí.
|
8
|
Toán 1
|
Đinh Thế Lục (Tổng Chủ biên), Phan Doãn Thoại (Chủ biên),
|
+
Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa đáp ứng yêu cầu của chương trình , vừa
phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở tất cả các vùng miền, đảm bảo sự
thân thiện, gần gũi với mọi học sinh – giáo viên.
+
Đảm bảo sự hài hòa giữa các hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn cuộc sống
+
Sách dễ sử dụng, phù hợp cho việc tự học của học sinh, cho việc giảng dạy của giáo viên và việc theo dõi, phối hợp của
phụ huynh học sinh.
+ Sách có độ mở thích hợp, thuận tiện cho việc cập nhật
thông tin
|
+ Một số bài toán có lời văn, lệnh đưa ra chưa rõ ràng
gây khó hiểu cho học sinh:
+ Một số câu hỏi còn hơi quá sức đối với HS lớp 1
đầu năm học.
|
9
|
Toán 1
|
Trần Diên Hiển (Chủ biên),
|
+
Nội dung kiến thức phù hợp với học sinh
+
Nội dung các bài tập được phân bố rõ ràng, phong phú
+
Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc
sống
|
Nội dung và
hình thức các bài trang 56 tập 1 không phù hợp với tất cả các địa phương;
Không mang định kiến lứa tuổi: Bài 4 trang 31( tập 1)
|
10
|
Toán 1
|
Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên), Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên),
|
+
Nội dung kiến thức phù hợp với học sinh.
+
Mỗi bài học bao gồm nhiều dạng câu hỏi và bài tập phong phú, được sắp xếp từ
dễ đến khó.
+Trong cuốn sách
này, các chủ đề được chia thành nhiều bài học, mỗi bài học đều được mở đầu
bằng những hình ảnh trực quan, liên quan đến kiến thức trọng tâm. Các phần
kiến thức cũng được sắp xếp từ dễ đến khó, trình bày dưới dạng câu hỏi hoặc
bài tập giúp việc lĩnh hội tri thức được dễ dàng hơn, việc khám phá kiến thức
và vận dụng vào trong thực tiễn cũng trở nên dễ dàng, phù hợp với nhiều đối
tượng học sinh. Đặc biệt, cuối mỗi chủ đề đều có thêm phần “Em vui học Toán”.
Đây là tiết học tổng kết lại các phần kiến thức liên quan, đồng thời, mang
đến các bài thực hành chung, giúp các em vận dụng toàn bộ kiến thức mà mình
đã học được.
Trong mỗi bài học có hình ảnh trực quan
hoặc video giúp HS dễ tiếp thu kiến thức.
Ví dụ : Bài Làm quen với phép cộng – dấu
cộng (trang 36-37) có tới 4 video để khai thác kiến thức.
|
+
Số lượng BT còn ít so với việc vân dụng để HS nhớ bài.
+ Nhiều hình
ảnh to, gây mất tập trung cho HS.
|
11
|
Đạo đức 1
|
Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên),
|
-
8 chủ đề thiết kế thành 30 bài học với 30 chuẩn mực hành vi nhỏ.
-
Mạch nội dung được sắp xếp khoa học theo cấu trúc đồng tâm.
-
Cầu trúc mỗi bài:
+
Dựa trên nhận thức của học sinh: Từ việc nhận biết -> thấu hiểu-> Tin
tưởng -> Hành động.
+
Qua quan sát tranh ảnh, tình huống học sinh tự khám phá các chuẩn mực hành vi
đúng tránh hành vi sai -> Linh hoạt, sáng tạo vận dụng những điều đã học
vào việc xử lí tình huống.
-
Kết hợp hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, đặc biệt ưu tiên kênh hình ở những
bài đầu tiên.
-
Sách in trên giấy khổ to, chất lượng giấy tốt, màu sắc đẹp, hấp dẫn, kích
thích trí tò mò và tư duy sáng tạo của HS.
-
Giúp HS phát huy năng lực của bản thân thông qua các hoạt động phong phú, đa
dạng: Quan sát, nghe, đọc, kể chuyện, thảo luận nhóm, chơi trò chơi, đóng vai
xử lí tình huống,….
|
-
Tranh minh họa ở bìa thiết kế chưa đẹp, chưa bao quát được nội dung cuốn
sách.
-
Tranh ở một số bài, cỡ chữ hơi nhỏ so với học sinh lớp 1.
|
12
|
Đạo đức 1
|
Đinh Phương Duy (Tổng Chủ biên), Trần Thanh Bình (Chủ biên),
|
Các câu hỏi
trong mỗi hoạt động nhẹ nhàng, tình huống thiết thực.
- Hình ảnh
sinh động, phù hợp với nhận thức và gần gũi đời sống thực tiễn của học sinh lớp
1 giúp HS rèn luyện phẩm chất và năng
lực của bản thân.
- Các bài học
không truyền thụ, cung cấp kiến thức cóp sẵn mà tổ chức hướng dẫn HS thông
qua HĐ phù hợp, vừa sức, tự trải nghiệm, tự phát hiện các đặc điểm, dấu hiệu,
biểu hiện, vai trò,… của các chuẩn mực hành vi phù hợp.
|
- Kênh chữ hơi
nhỏ.
- Sách khi xem
có cảm giác bị lóa.
-
Một số nội dung chốt bài học chưa cụ thể, còn chung chung.
-
Kênh hình và kênh chữ dài, nội dung 1 bài được thiết kế nhiều trang không phù
hợp với học sinh lớp 1.
|
13
|
Đạo đức 1
|
Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng Chủ biên), Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên),
|
- Hệ thống bài
học được tích hợp giáo dục đạo đức, KNS
- Các hoạt động
được thiết kế rõ ràng, đa dạng, phong
phú với nhiều hình thức
- Sách được in
màu, hình thức đẹp, hài hòa, hấp dẫn, phù hợp với đối tượng học sinh lớp 1.
|
Trong mỗi bài
nên đánh số thứ tự các bài 1, 2, 3, 4…để tiện cho hs theo dõi thay vì chỉ ghi
kí hiệu các hoạt động.
|
14
|
Đạo đức 1
|
Phạm Quỳnh (Chủ biên),
|
+ Có hình ảnh đẹp, sinh động, hấp dẫn thu
hút HS, có nhiều nội dung liên quan đến địa phương.
+
Có nội dung tích hợp với nội dung giá dục địa phương, GD bảo vệ môi trường,
phòng chống thiên tai.
+ Kế thừa Chương trình GDPT hiện hành, triển
khai các chủ đề xoay quanh mối quan hệ với bản thân, gia đình, cộng đồng, môi
trường bằng các phẩm chất chủ yếu : yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,
trách nhiệm...
|
-
Một số Hoạt động quá sức với HS lớp 1
(
HĐ Luyện tập ở BT 3 trang 16)
-
Giữa kênh hình và kênh chữ thiếu gắn kết (Bài 3, trang 15)
-
Màu sắc hơi tối.
-
Tranh làm hình bìa chưa phù hợp, chưa có tính giáo dục về ATGT.
|
15
|
Đạo đức 1
|
Lưu Thu Thủy (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên),
|
- Hình thức
trình bày cân đối, hài hòa kênh hình và kênh chữ. Kiểu chữ, cỡ chữ hợp lí.
- Thuật ngữ,
khái niệm, hình ảnh, … phù hơp trình độ HS.
- Các hoạt động
được thiết kế rõ ràng, đa dạng về hình thức tổ chức.
- Hoạt động khởi
động được thiết kế phong phú với nhiều hình thức như hát, trò chơi, chia sẻ
kinh nghiệm, … Hoạt động Khám phá với các tình huống, bối cảnh phù hợp HS lớp
1,.. Nội dung ghi nhớ bằng những câu thơ đơn giản, dễ hiểu, HS dễ đọc, dễ nhớ,
Sách
giáo tích hợp kiến thức liên môn và nội dung sách giáo khoa có tính mở giúp
giáo viên có thể dạy học gắn kết với thực tiễn cuộc sống. Giáo viên có thể bổ
sung những nội dung thích hợp.
-
Sách giáo khoa đảm bảo tính phân hóa có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều nhóm
đối tượng.
-
Phần ghi nhớ giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu.
|
Ngay từ tuần
1 kênh chữ nhiều chưa phù hợp với học sinh lớp 1.
|
16
|
Tự nhiên và Xã hội 1
|
Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên),
|
- Hình thức
trình bày cân đối, hài hòa kênh hình và kênh chữ. Kiểu chữ, cỡ chữ hợp lí.
- Thuật ngữ,
khái niệm, hình ảnh, … phù hơp trình độ HS.
- Các hoạt động
được thiết kế rõ ràng, đa dạng về hình thức tổ chức.
- Các hoạt động
được thiết kế phong phú với nhiều hình thức… Hoạt động Khám phá với các tình
huống, bối cảnh phù hợp HS lớp 1,.,
|
Trong
hoạt đông khám phá của mỗi bài học rất dài gồm nhiều phần khác nhau, nên ghi
thành các phần a, b, c,… để HS tiện theo dõi.
|
17
|
Tự nhiên và Xã hội 1
|
Nguyễn Hữu Đĩnh (Tổng Chủ biên), Phan Thanh Hà (Chủ biên),
|
- Tranh vẽ đẹp, nhiều kênh hình.
- Các bước hoạt động rõ ràng, phong phú.
- Chủ đề đa dạng.
|
- Một số bức tranh
không có chú thích nên học sinh khó hiểu.
- Hoạt động trò chơi
vẫn còn ít.
- Kênh chữ nhiều
hơn, hình hơi bé. Cần thêm một số tình huống, tranh ảnh, cung cấp thêm thông
tin cho HS. VD: Trang 18, 21: Hình ảnh chưa rõ nét.
|
18
|
Tự nhiên và Xã hội 1
|
Mai Sỹ Tuấn (Tổng Chủ biên), Bùi Phương Nga (Chủ biên),
|
- Các chủ đề trình bày
rõ ràng.
- Hình ảnh phong phú,
màu sắc bắt mắt.
- Nội dung các bài được
lồng ghép với môn thủ công, giúp học sinh phát triển năng khiếu.
- Liên hệ thực tế qua
các chủ đề.
|
- Tranh ảnh không phù
hợp với học sinh lớp 1. Khi hỏi học sinh khó trả lời.
-Thực hành thiên về tạo
hình hơn, các bài chỉ phù hợp với làm việc cá nhân.
|
19
|
Tự nhiên và Xã hội 1
|
Đỗ Xuân Hội (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hằng (Chủ biên),
|
- Kết hợp hài
hòa giữa kênh hình và kênh chữ . Kiểu chữ, cỡ chữ hợp lí.
-
Kiến thức cốt lõi được đóng khung
trong ô màu giúp học sinh dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.
-
Phần ôn tập theo sơ đồ cây giúp học sinh dễ nhớ lại, ôn tập được kiến thức dễ
dàng.
-
Các chủ đề/ bài học trong sách được thiết kế, trình bày bằng các hoạt động đa
dạng.
-
Cấu trúc sách giáo khoa tạo cơ hội học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn
kĩ năng hợp tác, phát huy tiềm năng và khả năng tư duy độc lập của học sinh:
Phần mở đầu giúp học sinh biết được nhiệm vụ học tập là gì?
- Giúp HS phát
huy năng lực của bản thân thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng: Quan
sát, nghe, đọc , thảo luận nhóm, chơi trò chơi, đóng vai xử lí tình huống,….
- Hệ thống bài
học được tích hợp giáo dục đạo đức, KNS.
|
-
Cuối mỗi chủ đề bài ôn tập kênh chữ quá nhiều học sinh lớp 1 chưa thể đọc được.
|
20
|
Giáo dục Thể chất 1
|
Đặng Ngọc Quang (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên),
|
+ Nội dung kiến thức phù hợp với
học sinh.
+Tranh ảnh đẹp dễ quan sát
|
+
Thiết kế đầu sách không bền.
|
21
|
Giáo dục Thể chất 1
|
Nguyễn Duy Quyết
( Tổng chủ biên)
Lê Anh Thơ (Chủ
biên)
|
+Tranh ảnh đẹp dễ quan sát, nội
dung phù hợp với học sinh, có bài ứng dụng sau mỗi bài học.
|
+ Chưa nêu rõ được các kĩ thuật
của từng động tác.
|
22
|
Giáo dục Thể chất 1
|
Phạm Thị Lệ Hằng
(Chủ biên)
|
+ Nội dung kiến thức phù hợp với
học sinh, hình ảnh màu sắc đẹp thu hút sự chú ý của học sinh.
+ Phần hướng dẫn học rất cụ thể
|
+ Chưa nêu rõ được các kĩ thuật
của từng động tác.
|
23
|
Giáo dục Thể chất 1
|
Hồ Đắc Sơn (Tổng
chủ biên kiêm Chủ biên)
|
+ Nội dung kiến thức phù hợp với
học sinh.
+ Hình ảnh sinh động, nêu rõ các
kĩ thuật của từng động tác giúp học sinh dễ hiểu.
+ Bài vận dụng nêu được những câu
hỏi giúp học sinh phát triển năng lực.
|
+
Môn tự chọn bơi lội không phù hợp với điều kiện địa phương.
|
24
|
Âm nhạc 1
|
Đỗ Thị Minh Chính (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên),
|
+ Cách trang trí đẹp, bố cục hợp
lí, nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu.
+ Nội dung kiến thức phù hợp với
học sinh lớp 1, đảm bảo phương pháp học tập tích cực của học sinh.
|
+
Nội dung vận dụng sáng tạo chưa
phong phú, chưa có các hoạt động phối hợp hình thể.
|
25
|
Âm nhạc 1
|
Hoàng Long (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên),
|
+Sách trang trí đẹp, nhiều màu
sắc, sinh động.
+ Nội dung kiến thức nhẹ nhàng phù
hợp với học sinh lớp 1.
+ Hoạt động trải nghiệm khám phá
phong phú.
|
+ Trình bày nội dung, hình ảnh,
màu sắc rất nhiều đôi khi lại quá tải trong một trang giấy.
|
26
|
Âm nhạc 1
|
Hồ Ngọc Khải (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên),
|
+ Học sinh
được thực hành trải nghiệm, tương tác lẫn nhau.
+ Cách học
sinh tiếp nhận kiến thức tự nhiên sinh động, hấp dẫn, gần gũi ở mỗi đơn vị
kiến thức.
|
+ Phần thực
hành đọc nhạc theo mẫu chưa phù hợp ở một số thời điểm.
|
27
|
Âm nhạc 1
|
Đặng Châu Anh, Lê Anh Tuấn (đồng Chủ biên),
|
+ Chương
trình sách tích hợp nhiều phân môn. Các môn phong phú về nội dung và thẩm mĩ.
+ Có sự gắn
kết giữa giáo viên với học sinh, giữa lí thuyết với thực hành.
+ Các nội
dung được bố trí dạy học phù hợp với từng thời điểm.
+ Lượng kiến
thức đưa ra vừa sức với khả năng nhận thức và năng lực của học sinh.
|
+ Học sinh
chưa được quan sát, thực hành đọc nốt nhạc kết hợp kí hiệu bàn tay ở nội dung
đọc nhạc.
+ Phông chữ không đồng bộ
|
28
|
Âm nhạc 1
|
Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên),
|
+ Cấu trúc bài phù hợp, học sinh dễ học, tiện
lợi cho giáo viên giảng dạy.
+ Kênh chữ phù hợp với học sinh lớp 1.
|
|
29
|
Mĩ thuật 1
|
Nguyễn Xuân Tiên (Tổng Chủ biên), Hoàng Minh Phúc (Chủ biên),
|
+ Hình ảnh
trực quan và các bước thực hiện được gắn liền song song với nhau
+ Các bước vẽ
kích thích được sự suy luận và hình thành năng lực.
|
+ Màu sắc các
hình ảnh trong sách chưa hấp dẫn học sinh.
|
30
|
Mĩ thuật 1
|
Đinh Gia Lê (Tổng Chủ biên), Trần Thị Biển (Chủ biên),
|
+ Hình ảnh rõ nét, phong phú hấp dẫn học sinh
+ Yêu cầu
thực hành rõ ràng
|
- Các bước minh họa chưa rõ ràng
|
31
|
Mĩ thuật 1
|
Đoàn Thị Mỹ Hương (Tổng Chủ biên), Trịnh Đức Minh, Bạch Ngọc Diệp (đồng Chủ biên),
|
+ Các bước
hướng dẫn vẽ rõ ràng
|
+ Phần yêu
cầu thực hành của nhóm, cá nhân chưa rõ ràng.
|
32
|
Mĩ thuật 1
|
Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Thị Nhung (đồng Chủ biên),
|
+ Các bước,
cách vẽ rõ ràng.
+ Nổi bật là
phần ghi nhớ để học sinh thực hiện các chủ đề.
|
+ Hình ảnh
trực quan chưa gắn với hình ảnh thực tế.
|
33
|
Mĩ thuật 1
|
Phạm Văn Tuyến (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Đông (Chủ biên),
|
+
Cấu trúc nội dung các chủ đề rõ ràng
|
+
Kiến thức trong một số bài còn hơi nặng
|
34
|
Hoạt động trải nghiệm 1
|
Đinh Thị Kim Thoa (Chủ biên),
|
Nội dung bộ sách thể hiện đúng và đầy đủ nội dung
của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản,
khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn . Các bài học trong bộ sách thể
hiện đúng, đủ, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học
sinh và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục được quy định trong chương
trình môn học, hoạt động giáo dục, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết
quả giáo dục
Mỗi hoạt động đều được thể hiện thông qua những
câu hỏi nhẹ nhàng, tình huống thiết thực, hình ảnh sinh động, phù hợp với nhận
thức và gần gũi với thực tiễn đời sống của HS lớp 1, giúp HS rèn luyện phẩm
chất và phát triển năng lực bản
|
-
Một số bài kênh chữ lời thoại của các nhân vật quá nhỏ
(
trang 26, 29,31).
|
35
|
Hoạt động trải nghiệm 1
|
Bùi Ngọc Diệp, Phó Đức Hoà (đồng Chủ biên),
|
-
Cấu trúc SGK có 8 chủ đề gần gũi với HS, mỗi chủ đề 4 bài ( trừ chủ đề 8 có 7
bài, từng bài thiết kế các bước dạy: Khởi động, khám phá , luyện tập, mở rộng.
- Kênh hình đẹp, kênh chữ rõ ràng.
- Kiến thức phù hợp với trình độ HS, có nội dung liên hệ thực tế.
- Câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu có tên bài cụ thể.
|
-
Còn một số bài kênh hình, kênh chữ nhỏ( trang 10, 21, 37, 40,…)
-
Các phần thực hành hoạt động chưa được rõ ràng bằng tranh, nhiều hoạt động diễn
tả bằng chữ HS khó khăn trong việc hình dung cách làm.
|
36
|
Hoạt động trải nghiệm 1
|
Nguyễn Dục Quang (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên),
|
-
Cấu trúc SGK có 9 chủ đề và 35 bài, chia theo tuần, mỗi tuần theo 3 hoạt động
chính.
-
Lô gô từng hoạt động rõ ràng dễ nhớ.
-
Kênh hình đẹp, kênh chữ rõ ràng.
- Ngôn ngữ sử dụng quen thuộc.
- Cấu trúc SGK có tính mở, phát huy tính sáng tạo của học sinh.
|
-
Học sinh đóng vai quá nhiều, chưa phù hợp với khả năng của học sinh lớp 1.
-
Vốn kiến thức của học sinh chưa đủ để đáp ứng yêu cầu bài học.
-
Một số bài chưa có sự gợi mở và thuyết minh cho từng tranh.
- Trong từng bài chưa có tên cụ thể.
-
Kiến thức mở rộng liên hệ thực tế còn hạn chế.
|
37
|
Hoạt động trải nghiệm 1
|
Lưu Thu Thủy (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thụy Anh (Chủ biên),
|
Sách được biên soạn với những hình
ảnh minh hoạ sinh động, ngộ nghĩnh; hoạt động hướng dẫn chi tiết dễ thực
hiện. Các chủ đề thực hành rất gần gũi với đời sống hằng ngày của các em theo
lứa tuổi.
Tranh, ảnh , hình vẽ trong bộ sách rõ ràng,
chính xác, cập nhật, có tính thẩm mỹ, phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi
học sinh
Ở mỗi bài học, nội dung kiến thức được đa dạng hóa, trong đó,
nhiều hoạt động khuyến khích HS độc lập suy nghĩ, đánh thức tiềm năng sáng tạo. HS được tương
tác, tự quan sát, vận dụng, hình thành thói quen, hành vi qua câu chuyện ,
hành vi thực tế gần gũi.
|
Kênh
chữ trong mỗi bài học quá nhiều , không phù hợp với HS
-
Nhiều lô gô, các lô gô khó nhớ
- Kênh chữ quá nhiều ở những chủ đề 5,6,7.
-
Kênh chữ một số chủ đề phân bố chưa hợp lí HS khó phân biệt, HS không tự hoạt
động để thúc đẩy tính tự học- GV làm việc hướng dẫn nhiều.
|
38
|
Hoạt động trải nghiệm 1
|
Vũ Quang Tuyên (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Tâm (Chủ biên),
|
-Nội
dung sách được viết theo chủ đề, mỗi chủ đề được thực hiện từ 3 - 4 tiết. 9
chủ đề trải nghiệm thường xuyên hướng tới 3 mạch nội dung: hoạt động hướng
vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội và hoạt động hướng đến tự nhiên. Bên
cạnh 9 chủ đề thường xuyên, SGK Hoạt động trải nghiệm còn chỉ ra những kĩ
năng HS có thể phát triển và rèn luyện trong những không gian khác như trong
giờ Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp. Cấu trúc hình đẹp, kênh chữ rõ ràng.
-
HS được thực hành nhiều qua từng bước hướng dẫn bằng tranh.
-
Qua bài học HS biết vận dụng vào thực tế nhiều.
-
Ngôn ngữ sử dụng quen thuộc gần gũi.
|
-
Lô gô nhiều khó nhớ.
- Kênh chữ trong những bài đầu nhiều với HS lớp 1.
- Nhiều hoạt động HS chưa tự thực hiện được, mỗi bài chưa nêu rõ các bước dạy.
- Tuần 25, 28 phần sinh hoạt lớp yêu cầu HS viết " Lời yêu thương, Thông
điệp: Chung tay bảo vệ môi trường". Đối với HS lớp 1 yêu cầu cao- nên
cho HS nói tại lớp.
|
39
|
Hoạt động trải nghiệm 1
|
Bùi Sỹ Tụng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên),
|
Sách được biên soạn với những hình
ảnh minh hoạ sinh động, ngộ nghĩnh; hoạt động hướng dẫn chi tiết dễ thực
hiện. Các chủ đề thực hành rất gần gũi với đời sống hằng ngày của các em theo
lứa tuổi.Giúp học sinh thể hiện hành động thực sự, để sống theo điều mình đã
làm.
Giúp học sinh phát triển những điều đã thực
hành xa hơn và sâu hơn
|
Trong
mỗi bài nên đánh số thứ tự các bài 1, 2, 3, 4…để tiện cho hs theo dõi thay vì
chỉ ghi kí hiệu các hoạt động.
|
4. Bỏ phiếu lựa chọn
4.1. Tổ kiểm phiếu:
-
Bà Trần Thị Hoa: CTCĐ - Tổ trưởng Tổ 2+3
– Tổ trưởng
- Bà Vũ Thị Liễu: Tổ phó
Tổ 1 – Thư ký
-
Ông Nguyễn Khanh Khái: GV Thể dục – Ủy viên
4.2. Kết quả lựa
chọn (có bảng tổng hợp kết quả bỏ phiếu lựa chọn kèm theo).
Biên bản được thông qua các thành viên
trong Hội đồng với sự nhất trí 11/11 đạt tỷ lệ
100%. Biên bản kết thúc hồi 10 giờ 30 ngày 03 tháng 4 năm 2020.
Các thành viên Chủ tịch Hội đồng
Nguyễn
Thị Khuyên
|
|
-
Đang online:
1
-
Hôm nay:
1
-
Trong tuần:
1
-
Tất cả:
1
|
|